Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Tiền tài bất chính, sớm muộn cũng của thiên trả địa


Khổng Tử từng nói: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (ý nói: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý). Mong muốn phát tài là không sai nhưng cần phải tuân thủ đạo lý. Nếu không, kiếm tiền bất chính, ắt cũng của thiên trả địa. Có thể tìm hiểu thêm Của thiên trả địa tại https://www.dkn.tv/
TrongDuyệt vi thảo đường bút kýcó ghi chép lại một câu chuyện như sau:


Tại Hiến huyện có một viên quan nhỏ tên là Vương Mỗ, rất tinh thông hình luật tố tụng, lại rất giỏi khôn khéo dùng xảo thủ để moi tiền của đương sự. Nhưng kỳ lạ là, mỗi khi tích lũy được một chút tiền, thì nhất định sẽ phát sinh một chuyện ngoài ý muốn khiến hắn hao tổn tiền tài.

Ở một ngôi miếu nhỏ thờ Thành Hoàng trong huyện có một tiểu Đạo Đồng. Vào một đêm yên tĩnh nọ, khi Đạo Đồng đang ở trong miếu, thì nhìn thấy hai con quỷ đang cầm trong tay cuốn sổ nợ hạch toán với nhau.

Một con quỷ nói: “Năm nay hắn tích góp được rất nhiều tiền, phải dùng cách nào làm tiêu hao đi đây?”, nói xong rồi cúi đầu xuống trầm tư suy nghĩ.

Con quỷ kia nói: “Không cần phải khổ nghĩ nhiều, chỉ cần một mình Thúy Vân là đủ của thiên trả địa rồi”.

Mọi người ở trong miếu thường hay nhìn thấy quỷ, Đạo Đồng cũng đã quen với việc này rồi, nên khi nhìn thấy hai con quỷ này thì cũng không thấy sợ. Chỉ là không biết Thúy Vân là ai, cũng không biết là chúng đang tính toán làm tiêu hao tài của người nào.

Không lâu sau, có một người kỹ nữ tên là Thúy Vân đến sống ở Hiến huyện. Thúy Vân trẻ trung, xinh đẹp lại giỏi quyến rũ, khiến Vương Mỗ say mê như điếu đổ.

Sau một thời gian ngắn qua lại với Thúy Vân, Vương Mỗ đã tiêu tốn mất tám, chín phần tiền của mà mình tích cóp được cho cô ta. Hơn nữa, lại còn mắc bệnh hiểm nghèo phải chữa trị tốn rất nhiều tiền, đến lúc bệnh chưa kịp khỏi thì của cải cũng không cánh mà bay đi hết.

Có người ước tính số tiền mà Vương Mỗ dùng xảo thủ kiếm được từ trước đến giờ là một khoản rất lớn, khoảng cỡ ba, bốn vạn lạng bạc. Vậy mà sau khi Vương Mỗ mắc bệnh chết, đến cả tiền mua quan tài cũng chẳng có.

Người xưa vẫn thường có câu nói cửa miệng rằng “Của Thiên trả địa”. Quả vậy, thứ gì không phải của mình, dù có dùng thủ đoạn để tranh dành lấy thì cũng sẽ nhanh chóng mất đi thôi. Kiếm tiền bất chính, không đúng với đạo lý thì chẳng những sớm muộn gì cũng sẽ bị trời lấy lại, mà còn tạo nghiệp báo, rước họa vào thân.

Luận về thuật xử thế và đạo làm người, bạn làm được bao nhiêu?

Sống trong xã hội đầy phức tạp “9 người 10 ý”, chúng ta không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người được. Bởi vậy, trong mỗi tình huống, cần có những xử thế hợp tình hợp lý, để tránh những tai họa không đáng có.

1. Luận về xử thế

Chớ nên vui đùa quá trớn, bởi lời nói đùa đôi khi có thể mang tai vạ.

Có những câu nói đùa tưởng chừng như vô thưởng vô phạt. Nhưng cuộc sống “chín người mười ý”, đôi khi câu đùa vui lại dễ dàng bị hiểu theo hàm ý sai lệch, thậm chí bị coi như câu xúc phạm, nhục mạ, coi thường… Tai vạ cũng từ đó mà ra.

Đàn ông nên xem cổ tay, phụ nữ cần nhìn khuôn mặt.

Người xưa có câu: “Tướng đàn bà con gái thường hiển lộ, tướng đàn ông con trai thường ẩn tàng”. Nghĩa là vận mệnh của người phụ nữ dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài thông qua nét mặt, dáng đi, cách ăn nói…

Trong khi đó, tướng người đàn ông lại không dễ gì xem được. Cổ nhân cho rằng, muốn biết tâm tánh và số phận đàn ông thì nên xem cổ tay, còn với phụ nữ thì nhìn khuôn mặt cũng có thể đoán biết được.

Có tiền sau lưng một đám “đệ”, không tiền đường nào cũng khó đi.

Tiền bạc là một trong những công cụ thiết yếu để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nhưng nhiều khi, độ thân thiết của những mối quan hệ ấy lại bị lệ thuộc quá nhiều vào của cải.

Cũng bởi vậy mà vào thế kỷ trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải than thở về thói đời bạc bẽo qua đôi dòng thơ này: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Ngày hôm qua đã thành quá khứ, ngày hôm nay là điểm bắt đầu, ngày mai thế nào thì chẳng ai biết chắc.

Thay vì nuối tiếc những điều đã quá, bỏ lỡ hiện tại, lo nghĩ về tương lai, thì hãy dành hết thảy trái tim và tâm trí của bạn để biến quá khứ trở thành kỷ niệm, trân trọng từng phút giây đang sống để hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp.

Tán gẫu hãy chỉ dừng ở tán gẫu, chớ nói hết mọi chuyện trong lòng.

Tác giả văn học hiện đại Trung Quốc Thư Nghi từng viết trong một cuốn sách của mình rằng:

“Dù là bố mẹ bạn hay bất cứ người nào khác cũng không thể chăm sóc bạn cả đời, sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với tất cả. Trước mặt người khác, bạn chỉ nên nói ba phần, không thể phơi hết ruột gan của mình”.

Bởi lòng người là thứ khó dò nhất thế gian, nên bạn chớ dại dột đem hết tâm tư của mình phơi bày cho người khác mà hãy luôn giữ lại cho mình bảy phần bí mật.

2. Bàn về đạo làm người

Làm người đừng quá gian trá. Thế giới này rộng lớn tới vậy, vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn.

Làm người đừng có đa tình, cả thế gian chỉ cần chung thủy với một người là đủ. Kẻ mà gặp ai cũng dễ dàng yêu thương, sớm có ngày lâm vào bể khổ.

Làm người đừng quá trẻ con, bởi ngây thơ khó làm nên đại sự. Hãy chín chắn quan sát nhân tình thế thái, chim non chẳng mấy chốc sẽ thành đại bàng gương cánh.

Làm người hãy hạn chế tức giận. Trung y có câu “đa sân thương can”, nghĩa là tức giận nhiều sẽ hại gan, tổn thương thân thể. Chỉ người hòa nhã mới có thể kết bạn tứ phương, biến bốn bể thành nhà, coi thiên hạ như huynh đệ.

Làm người đừng cố tỏ ra ngốc nghếch. Bởi ỷ mạnh hiếp yếu là bản tính muôn đời của thiên hạ.

Làm người đừng quá ham của, chỉ chăm chăm chiếm cái lợi trước mắt. Thứ gì của mình, sớm muộn cũng sẽ tìm đến mình. Nếu không phải của mình, dẫu có cố chiếm lấy thì vẫn là kết cục “của thiên trả địa”.

Từ khóa: cua thien tra dia. Có thể tìm hiểu thêm cua thien tra dia tại https://www.dkn.tv/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét